CapEx là gì?

...

CapEx (viết tắt của Capital Expenditure) là các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định (như nhà máy, máy móc, thiết bị…) của doanh nghiệp.

CapEx
💡
CapEx được sử dụng cho mục đích mua sắm mới, sửa chữa hoặc nâng cấp tài sản cố định.

CapEx cho biết một công ty đang đầu tư bao nhiêu cho các tài sản cố định để duy trì hoạt động và phát triển.

CapEx được chia thành 2 loại: Maintenance CapEx - Là các chi phí cần thiết để duy trì hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, và Growth CapEx - gồm các khoản đầu tư được sử dụng để giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

CapEx là viết tắt của Capital Expenditure, đây là các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định (“TSCĐ”) như nhà máy, máy móc, thiết bị… của doanh nghiệp.

CapEx được sử dụng cho mục đích mua sắm mới, sửa chữa hoặc nâng cấp TSCĐ.

Tuy được gọi là chi phí nhưng CapEx sẽ được ghi nhận vào Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, thay vì ghi vào chi phí trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

Ý nghĩa của CapEx

CapEx cho biết một công ty đang đầu tư bao nhiêu cho các TSCĐ đang sở hữu và mua mới để duy trì hoạt động và phát triển. Chi phí này có thể bao gồm tất cả mọi thứ như: chi phí sửa nhà xưởng, mua linh kiện cho trang thiết bị hay xây một nhà xưởng mới.

Các loại CapEx

CapEx được chia thành 2 loại:

Maintenance CapEx: Là các chi phí cần thiết để duy trì hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Growth CapEx: Là các khoản đầu tư được sử dụng để thu hút khách hàng, với mục đích tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Cách tính CapEx

CapEx được tính theo công thức sau:

CapEx = Tiền chi mua, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ - Tiền thu từ thanh lý TSCĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của CTCP sữa Việt Nam

Ví dụ: CapEx của CTCP sữa Việt Nam năm 2020 được tính như sau:

CapEx = tiền chi mua TSCĐ và tài sản dài hạn khác - tiền thu từ thanh lý TSCĐ và xây dựng cơ bản dở dang

= 1.264 tỷ đồng - 150 tỷ đồng = 1.114 tỷ đồng.