CAPM là gì?

...

CAPM là viết tắt của Asset Pricing Model, còn được gọi là mô hình định giá tài sản vốn. CAPM là một mô hình thể hiện quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản.

CAPM
💡
Mục đích cuối cùng của mô hình là tính tỷ suất sinh lời yêu cầu khi đầu tư vào một tài sản nhất định sau khi đã xem xét các rủi ro.

Ước tính lợi nhuận kỳ vọng đạt được từ việc đầu tư, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định.

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong công thức CAPM cũng có thể dùng làm lãi suất chiết khấu trong mô hình định giá DCF.

Capital là viết tắt của Asset Pricing Model, còn được gọi là mô hình định giá tài sản vốn. CAPM là một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản. Mục đích cuối cùng của mô hình là tính tỷ suất sinh lời yêu cầu khi đầu tư vào một tài sản nhất định sau khi đã xem xét các rủi ro.

CAPM được giới thiệu bởi William Sharpe, John Lintner, Jack Treynor và Jan Mossin, được xây dựng dựa trên lý thuyết của Harry Markowitz về đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Cách tính

Công thức tính tỷ suất sinh lời yêu cầu theo CAPM được trình bày như sau:

Với:

  • r: là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư;
  • rf: là lãi suất phi rủi ro: là loại lãi suất mà tại đó, tỷ lệ rủi ro của tài sản gần bằng 0. Thường thì lãi suất phi rủi ro sẽ được lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.
  • rm: là tỷ suất sinh lời yêu cầu của thị trường (Required market return);
  • Beta (β): là hệ số đo lường mức độ biến động giá của tài sản đầu tư so với thị trường chung. Beta càng lớn, nghĩa là biến động giá của tài sản đó đang mạnh hơn so với thị trường chung, tương ứng với độ rủi ro càng cao. Hệ số Beta của các cổ phiếu niêm yết có thể dễ dàng tìm thấy trên các chuyên trang tài chính như Vietstock, Cafef,..
  • (rm - rf): là phần bù rủi ro (Risk premium). Là phần chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận của khoản đầu tư dự kiến mang lại so với lãi suất phi rủi ro. Đây bản chất là phần lợi nhuận cộng thêm, hay phần thưởng được nhận từ việc đầu tư  vào tài sản có rủi ro cao hơn, thay vì những tài sản phi rủi ro.

Ứng dụng

CAPM được dùng để:

  • Ước tính lợi nhuận kỳ vọng đạt được từ việc đầu tư, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định.
  • Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư.
  • Xây dựng danh mục đầu tư. Dựa vào mô hình này, nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư theo hướng đa dạng hóa, nắm giữ kết hợp giữa tài sản có độ rủi ro và suất sinh lời khác nhau đạt hiệu quả tối ưu nhất.
  • Làm lãi suất chiết khấu trong mô hình định giá DCF.

Hạn chế của CAPM

Phương pháp tính tỷ suất sinh lời yêu cầu theo CAPM phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan người thực hiện.

Ước tính hệ số Beta tương đối phức tạp và cần có dữ liệu đủ dài, khoảng từ ba đến năm năm.