Chi phí biến đổi là gì?

...

Chi phí biến đổi là loại chi phí thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp, thường là theo khối lượng sản xuất.

Chi phí biến đổi
💡
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi tương ứng với sản lượng sản xuất hoặc doanh số bán hàng.

Khi sản lượng hoặc doanh số bán hàng tăng, chi phí biến đổi tăng và ngược lại.

Chi phí biến đổi được phân làm: chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc và chi phí biến đổi dạng cong.

Chi phí biến đổi (Variable costs) là những khoản chi phí thay đổi tương ứng với sự thay đổi khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp sản xuất. Các chi phí này tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng sản xuất hoặc lượng bán hàng hóa của công ty. Chúng tăng khi sản lượng tăng và giảm khi sản lượng giảm.

Chi phí biến đổi thông dụng bao gồm chi phí nguyên vật liệu, bao bì của công ty sản xuất hay chi phí vận chuyển hàng hóa. Về cơ bản, nếu một chi phí thay đổi tùy thuộc vào khối lượng hoạt động, thì đó là chi phí biến đổi.

Chi phí cố định
Chi phí cố định được hiểu là loại chi phí không thay đổi theo sự tăng, giảm quy mô sản xuất hoặc doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Cách tính chi phí biến đổi

Tổng chi phí biến đổi được tính bằng cách lấy số lượng sản lượng nhân với chi phí biến đổi trên một đơn vị sản lượng. Ta được công thức sau đây:

Tổng chi phí biến đổi = Tổng số lượng đầu ra x Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản lượng

Có bao nhiêu loại chi phí biến đổi?

Chi phí biến đổi tuyến tính: là loại chi phí có tương quan tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

Đồ thị minh họa chi phí biến đổi tuyến tính

Chi phí biến đổi cấp bậc: chi phí này sẽ không thay đổi trong một phạm vi hoạt động nhất định. Tuy nhiên, nếu mức độ hoạt động thay đổi vượt quá phạm vi đó thì chi phí này cũng sẽ thay đổi theo.

Đồ thị minh họa chi phí biến đổi cấp bậc

Chi phí biến đổi dạng cong:

Chi phí biến đổi lõm: đây là loại chi phí thể hiện lợi thế theo quy mô. Theo đó doanh nghiệp càng hoạt động nhiều, cành sản xuất nhiều thì mức độ tăng của chi phí cũng giảm theo. Điển hình như việc doanh nghiệp được chiết khấu cao nếu đặt càng nhiều hàng từ nhà cung cấp.

Đồ thị minh họa chi phí biến đổi dạng lõm

Chi phí biến đổi lồi: ngược lại với chi phí biến đổi lõm. Có một số loại chi phí khi doanh nghiệp càng hoạt động nhiều, chi phí biến đổi sẽ càng tăng nhiều hơn. Chẳng hạn như chi phí bảo trì sẽ tăng nhiều hơn, hay tiền lương làm việc ngoài giờ (Overtime) của nhân viên theo luật lao động.

Đồ thị minh họa chi phí biến đổi dạng lồi

Ví dụ về chi phí biến đổi

Giả sử rằng một tiệm giày phải mất 400.000đ để làm ra một đôi giày. Trong đó 300.000đ cho nguyên liệu da và cao su để làm ra 1 đôi giày. Và 100.000đ tiền thuê thợ để đóng được 1 đôi giày. Khi đó chi phí biến đổi của doanh nghiệp được tính như sau:

Đơn vị tính: VNĐ


1 đôi giày

5 đôi giày

10 đôi giày

20 đôi giày

50 đôi giày

Giá nguyên vật  liệu

300.000

1.500.000

3.000.000

6.000.000

15.000.000

Lao động trực tiếp

100.000

500.000

1.000.000

2.000.000

5.000.000

Tổng chi phí biến đổi

400.000

2.000.000

4.000.000

8.000.000

20.000.000