Chi phí chìm là gì?

...

Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai.

Chi phí chìm
💡
Trong các lĩnh vực kinh doanh, chi phí chìm là khoản chi gần như đã bị mất hẳn hoàn toàn sau khi đầu tư và tái đầu tư, và không giúp ích gì cho việc hoàn vốn.

Chi phí chìm thường không được tính đến khi đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh.

Các nhà đầu tư, doanh nghiệp thường rơi vào bẫy chi phí chìm khi họ đưa ra quyết định dựa trên các hành vi trong quá khứ.

Theo Wikipedia định nghĩa, chi phí chìm (Sunk Cost) là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai.

Trong các lĩnh vực kinh doanh, chi phí chìm là khoản chi gần như đã bị mất hẳn hoàn toàn sau khi đầu tư và tái đầu tư, và không giúp ích gì cho việc hoàn vốn.

Bẫy chi phí chìm

Bẫy chi phí chìm đề cập đến xu hướng mọi người thực hiện một hoạt động đến cùng một cách phi lý, dù nó không đáp ứng mong đợi của họ. Điều này là do thời gian và/hoặc tiền bạc mà họ đã đầu tư vào hoạt động đó.

Các nhà đầu tư rơi vào bẫy chi phí chìm khi họ đưa ra quyết định dựa trên các hành vi trong quá khứ. Họ tiếc rẻ các khoản đầu tư thua lỗ do đã dành quá nhiều thời gian hoặc tiền bạc cho chúng, thay vì cắt lỗ và đưa ra quyết định tốt hơn.

Nhiều nhà đầu tư không muốn thừa nhận, ngay cả với chính bản thân, rằng họ đã có một khoản đầu tư tồi. Có thể trong tiềm thức, họ coi việc thay đổi chiến lược là một sự thừa nhận thất bại. Do đó, nhiều nhà đầu tư có xu hướng duy trì hoặc thậm chí đầu tư thêm vốn vào một khoản đầu tư tồi để khiến quyết định ban đầu của họ có vẻ không lãng phí.

Các đặc điểm của chi phí chìm

Chi phí chìm không phải là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định bởi chi phí này là:

  • Chi phí đã phát sinh, đã chi ra.
  • Doanh nghiệp không thể tránh chi phí này, bởi tất cả các loại chi phí rủi ro đều sẽ trở thành chi phí chìm.
  • Dù doanh nghiệp lựa chọn phương án nào thì chi phí chìm vẫn luôn tồn tại.

Chi phí chìm thuộc loại chi phí không kiểm soát được. Với loại chi phí này, nhà quản trị không thể dự đoán chính xác mức phát sinh của nó.

Chi phí chìm thường không được tính đến khi đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh, vì chúng được coi là đã mất hẳn hoàn và không giúp ích gì cho việc hoàn vốn.

Ví dụ về chi phí chìm

Một cây cầu được xây xong một nửa với chi phí đầu tư 100 tỷ đồng thì được biết là đã chọn sai vị trí, gây lãng phí nếu hoàn thiện và đưa vào vận hành. Nếu chủ đầu tư quyết định hoàn thiện nửa còn lại thì sẽ mất thêm 100 tỷ, nhưng kết quả là sẽ có rất ít phương tiện đi qua và dự án này sẽ không thể hoàn vốn. Trong khi đó, nếu xây lại một cây cầu khác ở một vị trí hiệu quả hơn, sẽ phải đầu tư mới 200 tỷ đồng. Như vậy 100 tỷ đồng để xây cây cầu ban đầu lúc này sẽ trở thành chi phí chìm.

Nếu nhà quản trị bảo thủ và muốn che giấu khuyết điểm họ sẽ tiếp tục hoàn thiện cây cầu và gây thiệt hại. Ngược lại, nếu tính đến yếu tố “chìm” của 100 tỷ đồng đã bỏ ra, nhà quản trị sẽ ủng hộ phương án xây cầu mới với kinh phí bổ sung là 200 tỷ.

Một ví dụ khác thường gặp hơn: một cặp đôi đã mua một cặp vé xem phim với giá 200.000 đồng rồi mới biết đó là bộ phim dở tệ. Trong lúc này, cặp đôi đó có hai lựa chọn:

Phương án 1: Vì tiếc tiền nên chấp nhận ngồi lại để xem một bộ phim dở tệ.

Phương án 2: Bỏ vé, chấp nhận mất 200.000 đồng, để có thời gian mua một cặp vé cho bộ phim khác được đánh giá hay hơn.

Trong trường hợp này, 200.000 đồng là chi phí chìm và không lấy lại được. Nếu cứ đưa con số 200.000 đồng vào để tính toán, và tiếp tục ở lại xem tiếp bộ phim, thì cặp đôi đó vẫn không lấy lại được số tiền đã chi mà còn phí thêm thời gian vô ích.