Due diligence là gì?

...

Due diligence (“DD”) hay hoạt động thẩm định chuyên sâu, là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân để kiểm tra lại các thông tin trước khi thực hiện thương vụ đầu tư hoặc M&A.

Due diligence
💡
DD cũng có thể là sự kiểm tra của bên bán đối với bên mua, nhằm đảm bảo người mua có đủ nguồn lực để hoàn tất giao dịch hay không.

Thông qua thẩm định chuyên sâu, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn bao quát hơn về doanh nghiệp, đồng thời nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn.

Các loại DD thường gặp có thể kể đến như: thẩm định pháp lý, thẩm định tài chính, thẩm định thương mại.

Due diligence (“DD”) hay hoạt động thẩm định chuyên sâu, là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân để kiểm tra lại các thông tin trước khi thực hiện thương vụ đầu tư hoặc M&A.

DD cũng có thể là sự kiểm tra của bên bán đối với bên mua, nhằm đảm bảo người mua có đủ nguồn lực để hoàn tất giao dịch hay không.

Vì sao phải thực hiện due diligence

Thông qua thẩm định chuyên sâu, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn bao quát hơn về doanh nghiệp, đồng thời nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn. Khi đã có đủ thông tin, nhà đầu tư sẽ ra quyết định có nên tiếp tục thương vụ này, hoặc có điều chỉnh các điều kiện thỏa thuận đã đưa ra ban đầu hay không.

Các loại DD

Tùy theo yêu cầu từ nhà đầu tư, quy mô và tính phức tạp của thương vụ sẽ có những loại DD khác nhau. Các loại DD thường gặp có thể kể đến như:

Thẩm định pháp lý - Legal Due Diligence (LDD)

Đây là việc tìm hiểu, rà soát những thông tin pháp lý và đánh giá những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp.

Thẩm định tài chính - Financial Due Diligence (FDD)

Thẩm định tài chính tập trung vào việc xác minh thông tin tài chính, đánh giá các hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm: đánh giá thu nhập, tài sản, công nợ, dòng tiền, các khoản vay cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Thẩm định thương mại - Commercial Due Diligence (CDD)

Thẩm định thương mại tập trung vào đánh giá môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, gồm: đánh giá khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đánh giá các giả định sử dụng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Các loại phương pháp thường được áp dụng khi thẩm định thương mại:

  • Phân tích SWOT
  • Phân tích KPCs
  • Phân tích CSFs
  • Phân tích dự báo (Forecast)

Ngoài ra, tùy vào yêu cầu của nhà đầu tư và đặc thù của doanh nghiệp, sẽ có các loại DD khác như: thẩm định nhân sự, công nghệ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ,...

Người thực hiện DD

DD có thể được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách của công ty bên mua, hoặc bán, hoặc các bên có thể thuê một dịch vụ bên ngoài để thực hiện việc thẩm định.

Đối với các công ty chuyên đầu tư vào startup như các quỹ đầu tư mạo hiểm, họ thường thành lập riêng một bộ phận chuyên trách việc thẩm định. Tuy nhiên, một số công ty sẽ chọn hình thức thuê ngoài nếu các giao dịch cần thực hiện DD diễn ra không thường xuyên hoặc có quy mô nhỏ.

Các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ DD thường là các công ty kiểm toán, hoặc các hãng luật với dịch vụ thẩm định pháp lý.

Thời hạn của một đợt thẩm định

Không có một thời hạn nhất định cho một quy trình DD. Thời gian thực hiện DD trên thực tế có thể kéo dài từ 6 tháng cho đến 2 năm.

Việc thực hiện DD nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc rất nhiều vào lượng thông tin cần thẩm định và tính minh bạch của công ty mục tiêu.