Giá trị thanh lý là gì?

...

Giá trị thanh lý (Liquidation Value) là gì giá trị của toàn bộ số tiền thu được trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tất cả các tài sản của nó.

Giá trị thanh lý
💡
Giá trị thanh lý bao gồm giá trị của bất động sản, máy móc, thiết bị và hàng tồn kho. Tài sản vô hình bị loại ra khỏi giá trị thanh lý của công ty.

Thuật ngữ này còn được dùng để chỉ giá trị còn lại của một tài sản khi đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý.

Giá trị thị trường của doanh nghiệp thường cao hơn giá trị thanh lý.

Giá trị thanh lý (Liquidation Value) là gì giá trị của toàn bộ số tiền thu được trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tất cả các tài sản của nó.

Giá trị thanh lý bao gồm giá trị của bất động sản, máy móc, thiết bị và hàng tồn kho. Tài sản vô hình bị loại ra khỏi giá trị thanh lý của công ty.

Ngoài ra, thuật ngữ này còn được dùng để chỉ giá trị còn lại của một tài sản khi đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý. Trường hợp này, tài sản vẫn có thể được sửa chữa cho mục đích sử dụng mới, hoặc sử dụng các linh kiện của tài sản đó cho những tài sản khác còn hoạt động.

Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động

Đây là hai khái niệm được nhắc tới khi định giá công ty.

  • Giá trị thanh lý là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản, thu được trong trường hợp công ty chấm dứt hoạt động và thanh lý tất cả các tài sản của nó.
  • Giá trị hoạt động là giá trị hiện tại của các “dòng tiền” được tạo ra trong tương lai từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị hoạt động được xem xét với giả định công ty vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

Giá trị thanh lý và giá trị thị trường

Giá trị thị trường được hiểu là toàn bộ giá trị của tài sản doanh nghiệp được giao dịch, mua bán trên thị trường.

Giá trị thị trường của doanh nghiệp thường cao hơn giá trị thanh lý.

Các trường hợp thanh lý tài sản

Tài sản có thể được thanh lý trong các trường hợp sau:

  • Tài sản cố định được thanh lý khi hết khấu hao, hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được hoặc nếu sử dụng tiếp phải mất chi phí lớn, hiệu quả thấp, thu hẹp quy mô, thay đổi mục tiêu hoạt động không có nhu cầu sử dụng nữa.
  • Tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giải thể doanh nghiệp; mua bán – sáp nhập doanh nghiệp.
  • Tính thuế điều chỉnh, hạch toán sổ sách kế toán

Phương pháp thẩm định giá trị thanh lý

Giá trị của tài sản thanh lý có thể khác nhau nếu áp dụng phương pháp thẩm định giá khác nhau. Giá trị thanh lý cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: kinh nghiệm của thẩm định viên, thời điểm thẩm định, các thông tin và số liệu có thể thu thập về tài sản cần thẩm định, phương pháp thẩm định.

Vì vậy đối với từng loại tài sản cần phải áp dụng các cách tiếp cận phù hợp. Hiện nay, thẩm định giá tài sản cho mục đích thanh lý gồm các cách tiếp cận phổ biến sau:

  • Cách tiếp cận chi phí: phương pháp chi phí;
  • Cách tiếp cận thị trường: phương pháp so sánh;
  • Cách tiếp cận thu nhập.