GMV và NMV là gì?

...

GMV (Gross Merchandise Value) là giá trị các đơn đặt hàng được đặt trên nền tảng online trong một khoản thời gian. NMV (Net Merchandise Value) là tổng giá trị giao dịch hàng hóa thành công được đặt trên nền tảng online trong một khoản thời gian.

GMV và NMV
💡
GMV được tính dựa trên tổng giá trị của tất cả đơn hàng ở tất cả tình trạng giao hàng, gồm: Delivered, Cancel, Failed Delivered, Return; trong khi NMV chỉ được tính trên các đơn hàng ở trạng thái đã hoàn thành (Delivered).

NMV là một phần của GMV nhưng lại là phần rất quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động của kênh bán hàng.

GMV hay NMV đều không phải là doanh thu của doanh nghiệp thương mại điện tử.

GMV là viết tắt của Gross Merchandise Value, là giá trị các đơn đặt hàng được đặt trên nền tảng online trong một khoản thời gian. GMV được tính dựa trên tổng giá trị các đơn hàng ở tất cả tình trạng giao hàng, gồm: Delivered, Cancel, Failed Delivered, Return. Trong đó:

  • Delivered: đơn hàng được giao hàng thành công;
  • Canceled: đơn hàng bị hủy;
  • Failed Delivered: khách hàng từ chối nhận hàng (hay còn gọi là boom hàng);
  • Return: khách trả lại hàng.

NMV là viết tắt của Net Merchandise Value, là tổng giá trị giao dịch hàng hóa thành công được đặt trên nền tảng online trong một khoản thời gian. NMV chỉ được tính trên các đơn hàng ở trạng thái đã hoàn thành (Delivered).

Mối quan hệ giữa GMV và NMV

GMV và NMV là hai thuật ngữ chỉ giá trị đơn hàng được thực hiện qua nền tảng online của doanh nghiệp thương mại điện tử. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai thuật ngữ này là GMV được tính trên giá trị đơn hàng ở tất cả các trạng thái, còn NMV chỉ tính trên đơn hàng đã được giao thành công cho khách hàng. Có thể hiểu NMV là một phần của GMV nhưng lại là phần rất quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động của kênh bán hàng.

Cách tính GMV và NMV

GMV được tính bằng công thức sau:

MV = Giá trị đơn hàng giao thành công + Giá trị đơn hàng đang giao + Giá trị đơn hàng bị hủy + Giá trị đơn hàng bị trả lại

NMV được tính bằng công thức sau:

NMV = GMV - Tổng giá trị các đơn hàng ở các trạng thái: đang giao, bị hủy, bị trả lại

Ví dụ: trong tháng 6, một công ty thương mại điện tử có 1000 đơn hàng, trong đó có 350 đơn hàng được giao thành công, 600 đơn hàng đang trong quá trình vận chuyển và 50 đơn hàng bị hủy. Giá trị mỗi đơn hàng là 100 nghìn đồng.

Như vậy, GMV trong tháng 6 của công ty là:

GMV = 1000 đơn hàng x 100 nghìn đồng = 100 triệu đồng

NMV trong tháng 6 của công ty là:

NMV = GMV - Tổng giá trị các đơn hàng ở các trạng thái: đang giao, bị hủy, bị trả lại = 100 triệu đồng - (600 đơn hàng x 100 nghìn đồng + 50 đơn hàng x 100 nghìn đòng) = 100 triệu đồng - (60 triệu đồng + 5 triệu đồng) = 35 triệu đồng.

Câu hỏi thường gặp

Q: NMV và GMV có phải là doanh thu của công ty thương mại điện tử hay không?

A: GMV hay NMV đều không phải là doanh thu của doanh nghiệp thương mại điện tử. Doanh thu của doanh nghiệp có thể đến từ nhiều nguồn, và các khoản thu từ thương mại điện tử chỉ được ghi nhận khi các đơn hàng được giao thành công.

Ví dụ khi công ty có 350 đơn hàng giao thành công và 600 đơn hàng đang trên đường giao. Như vậy, doanh thu của công ty chỉ được tính dựa trên 350 đơn hàng giao thành công này, cũng chính là giá trị NMV. Tuy nhiên, nếu công ty chỉ đóng vai trò trung gian như Tiki, Shopee, và mức phí được áp dụng cho khách hàng là 10% trên giá trị đơn hàng, thì doanh thu của bạn sẽ được tính dựa trên 10% giá trị của 350 đơn hàng này thôi.

Hơn nữa, doanh thu công ty thương mại điện tử còn đến từ nhiều nguồn khác chứ không phải chỉ riêng GMV. Ví dụ Shopee thu phí quảng cáo từ người bán để tăng mật độ hiển thị của sản phẩm trên trang bán hàng. Như vậy phí này sẽ được ghi nhận là doanh thu của Shopee nhưng không được tính vào GMV.