Hệ số Beta là gì?

...

Hệ số beta (ký hiệu là “β”) trong tài chính còn được gọi là hệ số rủi ro, là thước đo rủi ro hệ thống của một khoản đầu tư, hay toàn bộ danh mục.

Hệ số Beta
💡
Hệ số Beta thể hiện độ tương quan biến động của cổ phiếu hoặc danh mục so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá.

Phân tích Beta giúp nhà đầu tư xác định được đối tượng cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Hệ số Beta là một chỉ số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, giúp tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho nhà đầu tư.

Hệ số beta (ký hiệu là “β”) trong tài chính còn được gọi là hệ số rủi ro, là thước đo rủi ro hệ thống của một khoản đầu tư, hay toàn bộ danh mục. Hệ số Beta thể hiện độ tương quan biến động của cổ phiếu hoặc danh mục so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá.

Cách đọc hệ số Beta

  • Nếu β = 1: Mức biến động của khoản đầu tư bằng mức biến động của thị trường.
  • Nếu β < 1: Mức biến động của khoản đầu tư thấp hơn mức biến động của thị trường. Có nghĩa là khoản đầu tư đó có mức độ biến động  ít hơn mức thay đổi của thị trường.
  • Nếu β > 1: Mức biến động giá của khoản đầu tư cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc khoản đầu tư này có khả năng sinh lời cao hơn, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu A = 2, có nghĩa nếu thị trường tăng 10% thì cổ phiếu A có thể tăng 20%.
  • β = 0: sự thay đổi về giá của tài sản đầu tư hoàn toàn độc lập so với thị trường. Nếu dấu của β mang dấu âm ( – ) thì khoản đầu tư sẽ biến động ngược chiều so với thị trường và ngược lại.

Ý nghĩa của Beta

Hệ số beta sẽ giúp so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định mua, bán và quản lý rủi ro phù hợp.

Phân tích Beta giúp nhà đầu tư xác định được đối tượng cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Hệ số Beta là một chỉ số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, giúp tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho nhà đầu tư.

Cách tính hệ số Beta

Hầu hết các trang web tài chính hay công ty chứng khoán như cafef.vn, cophieu68.vn, SSI, HSC, VCSC, MBS… đều cung cấp hệ số Beta đã được tính toán sẵn. Tuy nhiên các nguồn trên thường cho kết quả rất khác nhau, nguyên do là ở mỗi nguồn thường lấy mốc thời gian tính khác nhau.

Hệ số Beta cũng có thể được tính toán thông qua công thức:

Trong đó:

  • Ri: Tỷ suất sinh lời của t tài sản đầu tư.
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường. Nếu khoản đàu tư là cổ phiếu thì Rm sẽ được lấy theo tỷ suất sinh lời của chỉ số Vnindex.
  • Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của tài sản đầu tư và tỷ suất sinh lời của thị trường.

Ví dụ: tính hệ số Beta của cổ phiếu VNM so với chỉ số VNINDEX từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/12/2021.

Bước 1: Đầu tiên, cần tải dữ liệu về giá của cổ phiếu VNM và chỉ số VNINDEX trên Investing.com. Lưu ý: chọn thời gian biến động tương ứng là 1/1/2021 đến 1/12/2021.

Bước 2: Gộp hai cột “% thay đổi” của VNI và mã cổ phiếu VNM vào cùng 1 sheet.

Bước 3: Áp dụng công thức hoặc hàm Slope để tính ra chỉ số Beta.

Công thức Covariance

Hàm SLOPE

Cả hai hàm Slope và Covariance đều cho ra cùng một đáp án

Như vậy hệ số Beta của cổ phiếu VNM được tính từ ngày 1/1/2021 đến 1/12/2021 là 0,73.

Tính Beta của toàn bộ danh mục đầu tư

Hệ số Beta của toàn bộ danh mục gồm nhiều tài sản đầu tư được tính như sau là trung bình cộng của các hệ số beta theo tỷ lệ nắm giữ của các tài sản thành phần.

Ví dụ: Danh mục X có  2 cổ phiếu: cổ phiếu A có hệ số Beta =0,8 - tỷ trọng 30%, cổ phiếu B có hệ số Beta = 1,2 - tỷ trọng 70%.

Hệ số Beta của toàn bộ danh mục X = 0,8 x 30% + 1,2 x 70% = 1,08