Khấu hao là gì?

...

Khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn.

Khấu hao

💡
Về bản chất, khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn.

Giá trị khấu hao được tính vào chi phí, giúp doanh nghiệp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khấu hao có thể được tính theo ba phương pháp: phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo khối lượng sản phẩm và khấu hao nhanh.

Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định (TSCĐ) sẽ bị hao mòn dần và bị giảm giá trị so với ban đầu. Phần giá trị hao mòn này được tính thành chi phí và được phân bổ theo thời gian được gọi là khấu hao. Về bản chất, khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn. Tiền khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, nó cũng là một loại chi phí được tính vào giá thành sản phẩm.

Trong kế toán, khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Theo đó:

  • Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ đi cho giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
  • Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy tác dụng cho sản xuất kinh doanh.

Ý nghĩa của khấu hao

  • Khấu hao là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định.
  • Khấu hao giúp thu hồi được đầy đủ số vốn chi mua TSCĐ mà doanh nghiệp đã bỏ ra khi tài sản đó hết thời gian sử dụng.
  • Giá trị khấu hao được tính vào chi phí, giúp doanh nghiệp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Việc tính khấu hao hợp lý cũng là cơ sở quan trọng để lên kế hoạch cho việc đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới, tăng sản lượng.

Các phương pháp tính khấu hao

Khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính)

Đây là phương pháp tính khấu hao trong đó giá trị khấu hao tài sản cố định được chia đều trong suốt thời gian sử dụng. Đây là phương pháp đơn giản và thường được sử dụng nhất.

Công thức tính khấu hao theo đường thẳng:

Giá trị khấu hao
=
Nguyên giá tài sản cố định
thời gian khấu hao

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm được tính theo công thức sau:

Giá trị khấu ha = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

  • Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định / sản lượng theo công suất thiết kế.

Khấu hao theo số dư giảm dần

Khấu hao theo số dư giảm dần được tính theo công thức:

Giá trị khấu hao=Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

  • Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng x Hệ số điều chỉnh.
  • Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (TSCD) theo đường thẳng (%) = (1/ thời gian trích khấu hao của TSCĐ) x 100.

Ví dụ về khấu hao

Một doanh nghiệp đã chi 5 tỷ đồng mua máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất. Doanh nghiệp dự kiến sẽ sử dụng tài sản này để sản xuất trong vòng 5 năm tiếp theo. Theo đó chi phí khấu hao được phân bổ theo từng năm sẽ được tính như sau:

Đối với phương pháp khấu hao đường thẳng, giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ được phân bổ đều cho 5 năm với mức trích khấu hao mỗi năm là 1 tỷ đồng. Giá trị khấu hao được tính như sau:

Theo phương pháp số dư giảm dần, giả sử tỷ lệ khấu hao nhanh mà doanh nghiệp áp dụng là 40%. Giá trị khấu hao được tính như sau: