Khủng hoảng tài chính là gì?

...

Khủng hoảng tài chính là tình trạng một hoặc nhiều tài sản tài chính quan trọng - chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản, hoặc dầu - giảm giá trị đáng kể một cách đột ngột.

Khủng hoảng tài chính
💡
Khủng hoảng tài chính được định nghĩa là tình trạng trong đó các tài sản tài chính bị mất một phần lớn giá trị.

Tầm ảnh hưởng một cuộc khủng hoảng tài chính có thể giới hạn trong phạm vi các ngân hàng, nền kinh tế của một khu vực hay thậm chí là các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính khác nhau cả về bản chất và mức độ ảnh hưởng, tuy nhiên luôn có một số điểm chung thường đi kèm với các cuộc khủng hoảng đó.

Khủng hoảng tài chính là tình trạng một hoặc nhiều tài sản tài chính quan trọng - chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản, hoặc dầu - giảm giá trị đáng kể một cách đột ngột.

Trong một cuộc khủng hoảng tài chính, giá các tài sản bị sụt giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp và người dân không có khả năng trả nợ, các tổ chức tài chính rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với sự hoảng loạn, các nhà đầu tư bán tài sản hoặc rút tiền từ các nhà băng vì họ lo sợ rằng giá trị của các tài sản sẽ giảm xuống.

Tầm ảnh hưởng một cuộc khủng hoảng tài chính có thể giới hạn trong phạm vi các ngân hàng, nền kinh tế của một khu vực hay thậm chí là các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Các dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính

  • Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán;
  • Sự đổ vỡ bong bóng giá bất động sản;
  • Tiền tệ bị phá giá;
  • Suy giảm dự trữ ngoại hối;
  • Nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng;
  • Mất khả năng trả nợ của khu vực công;
  • Cán cân thanh toán bị thâm hụt nghiêm trọng.

Đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng

Mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính khác nhau cả về bản chất và mức độ ảnh hưởng, tuy nhiên luôn có một số điểm chung thường đi kèm với các cuộc khủng hoảng, như là:

  • Hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính kèm theo sau là giai đoạn thắt chặt tín dụng. Các bên cho vay sẽ tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách chỉ cấp tín dụng cho những người đi vay có xếp hạng tín dụng cao.
  • Các cuộc khủng hoảng tài chính dường như xảy ra tương đối đều đặn. Bằng chứng là trong hơn một thế kỷ qua, trung bình cứ cách 20 đến 30 năm, Hoa Kỳ lại phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính.
  • Các cuộc khủng hoảng tài chính thường khó lường trước, điều này được giải thích vì nguyên nhân xảy ra khủng hoảng có thể xuất phát từ một sự kiện (hoặc một chuỗi sự kiện) tương đối nhỏ. Ví dụ, bong bóng dot-com xảy ra vào khoảng năm 2000-2002 ban đầu chỉ ảnh hưởng một tỷ lệ tương đối nhỏ đến thị trường chứng khoán.
  • Một cuộc khủng hoảng tài chính thường dẫn đến một giai đoạn suy thoái kinh tế tổng thể nghiêm trọng.

Các cuộc khủng hoảng tài chính

Một số cuộc khủng hoảng tài chính nổi tiếng bao gồm:

  • Cơn sốt hoa Tulip ở Hà Lan 1637;
  • Công ty Nam Dương (South Sea Company) ở Anh 1720;
  • Đại suy thoái và “ngày thứ Ba đen tối” ở Mỹ 1929;
  • Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ la tinh đầu thập niên 1980;
  • “Ngày thứ Hai đen tối” 19/10/1987;
  • Tấn công đầu cơ Cơ chế Tỷ giá Châu Âu 1992 - 1993;
  • Khủng hoảng ở Mexico 1994 - 1995;
  • Khủng hoảng Đông Á 1997 - 1998;
  • Khủng hoảng ở Argentina 2001 - 2002;
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007 - 2008;
  • Khủng hoảng nợ của Eurozone 2010 - 2012.