NFT là gì?

...

NFT là một nội dung số (digital content) được xây dựng trên hệ thống blockchain, tương tự như Bitcoin hay Ethereum.

NFT
💡
NFT như một chuỗi số có thể đại diện cho bất cứ loại tài sản nào, ví dụ tranh số, bản nhạc, tên miền,...

NFT có các đặc tính sau: Không thể phân chia, không thể làm nhái hay phá hủy và có thể xác minh.

Nhờ những tính chất đặc biệt mà NFT đã và đang được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi, NFT thể thao,…

NFT là viết tắt của Non-Fungible Token (tài sản không thể thay thế), là một nội dung số (digital content) được xây dựng trên hệ thống blockchain, tương tự như Bitcoin hay Ethereum. Non-Fungible Token được hiểu như sau:

  • Non–Fungible: không thể thay thế lẫn nhau, tính độc nhất. Ví dụ 2 tờ tiền mệnh giá 50,000 VND thì có thể hoán đổi cho 1 tờ 100,000 VND, thì không gọi là Non-fungible.
  • Token: được hiểu như là một đồng tiền mã hóa được phát triển dựa trên một coin đã sẵn có, hiện tại các Token chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum

NFT như một chuỗi số có thể đại diện cho bất cứ loại tài sản nào: một tài sản kỹ thuật số, tranh số, bản nhạc, tên miền, phiên bản tài sản thực được token hóa (đất đai, đồ vật sưu tập, tranh vẽ…

Để dễ hình dung hơn, thông thường đối với các “Fungible Token” như tiền điện tử có thể hoàn toàn dễ dàng trao đổi với người khác vì giá trị của chúng là tương đương nhau. Tuy nhiên với NFT, mỗi tài sản như bức tranh, nhân vật game,… là duy nhất và không thể thay thế được, tạo nên giá trị độc nhất cho các tài sản này.

Nguồn gốc của NFT

Ý tưởng sử dụng blockchain để xác nhận quyền sở hữu cho các tài sản, đồ sưu tầm,... Xuất hiện lần đầu tiên năm 2012 có tên gọi Colored Coin được tạo ra bởi Yoni Assia. Nhưng không may đã bị thất bại do Bitcoin không hỗ trợ loại hình này.

2 năm sau 2014 một công nghệ giao dịch ngang hàng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain Bitcoin có tên Counterparty ra đời. Công nghệ này cho phép người sử dụng tự tạo ra tiền tệ hay tài sản có giá trị giao dịch cho riêng họ.

Cuối cùng NFT được hoàn thiện hơn nhờ vào tiêu chuẩn mới ERC-721 của tiền ảo Ethereum. Tiêu chuẩn này cho phép người dùng thực hiện giao dịch các tài sản của họ trên nền tảng blockchain Ethereum. Hiện nay Ethereum đang là ông lớn dẫn đầu về các giao dịch và tài sản lưu trữ trên blockchain.

Đặc điểm của NFT

NFT có các đặc tính sau:

  • Không thể phân chia: NFT đặc biệt ở chỗ không thể chia nhỏ hơn, khác với tiền mã hoá bạn có thể chia chúng và giao dịch dưới dạng phân số. Ví dụ: 10 ETH có thể chia nhỏ ra 10 phần nhưng với NFT thì không thể. Bạn không thể chia một bức tranh thành nhiều phần khác nhau.
  • Không thể làm nhái hay phá huỷ: Mỗi NFT đều độc nhất, tất cả dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng blockchain đều thông qua hợp đồng thông minh và không phụ thuộc bất kỳ công ty nào cả.
  • Có thể xác minh: Bất kì ai cũng có thể truy vấn ngược lại ai là chủ của tác phẩm đó mà không cần bên thứ ba. Đó là nhờ vào việc lưu trữ dữ liệu trên nền tảng blockchain.

Ứng dụng của NFT

Nhờ những tính chất đặc biệt mà NFT đã và đang được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi, NFT thể thao,….

Nghệ thuật

Với NFT, một người có thể mua một bức tranh, chuyển thành tệp tài sản số, tải lên và gắn nó với token trên nền tảng Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình. Điều này sẽ giúp ích các nghệ sĩ rất nhiều trong việc bảo vệ bản quyền tác phẩm. NFT cũng giúp cho nghệ sĩ có thể bán các tác phẩm nghệ thuật một cách dễ dàng.

Tác phẩm NFT – Bức tranh Everyday: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD ( gần 1600 tỷ đồng)

Gaming

NFT được ứng dụng giúp người chơi có thể thực sự sở hữu các vật phẩm, nhân vật trong game, đồng thời trao đổi mua bán chúng với ít rủi ro hơn.

Đối với các trò chơi truyền thống, nhà phát hành cung cấp và bán các vật phẩm trong game. Để sở hữu các vật phẩm, người chơi cần nạp tiền vào để mua chúng nhưng quyền sở hữu thực tế là của nhà phát hành (vật phẩm ảo). Đối với các game trên Blockchain có ứng dụng NFT, vật phẩm của người chơi được gắn với một mã dữ liệu, có thể dễ dàng trao đổi cho bất cứ ai để thu tiền.

Ví dụ: Theo Coindesk, một game thủ mới đây đã bán hàng loạt lô đất trong Decentraland (một nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi Ethereum) với giá 80.000 USD.

Số hóa tài sản thật

Trong tương lai, NFT được kỳ vọng có thể ứng dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống, mã hóa tất cả tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, …. Các tài sản như đất đai có thể được đưa lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT, giúp giải quyết vấn đề sổ đỏ giả trong bất động sản. Các vé tham gia sự kiện có thể được mã hóa để không bị làm giả. Các tài sản khác có giá trị cao cũng có thể được Token hóa để làm bằng chứng quyền sở hữu,…

Ví dụ: Hãng giày Nike ứng dụng NFT để kỹ thuật hóa những đôi giày giới hạn của mình

Phát triển nội dung số

Với sự bùng nổ của các nội dung số hóa như hiện nay, NFT có thể được ứng dụng để giúp mã hóa cho các sản phẩm như âm nhạc, các icons và memes,… Từ đó nâng cao được giá trị của các tài sản số này thông qua việc xác thực quyền sở hữu. Một ví dụ điển hình cho ứng dụng này đó là Tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter đã được bán với giá 2.5 triệu đô.