Nợ ngắn hạn là gì?

...

Nợ ngắn hạn (Current Liabilities) là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.

Nợ ngắn hạn
💡
Nợ ngắn hạn thường phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như: nợ nhà cung cấp, nợ tiền công nhân viên, nợ thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả,…

Các khoản nợ ngắn hạn được trình bày trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Nợ ngắn hạn thường được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm.

Nợ ngắn hạn (Current Liabilities) là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn thường là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như: nợ nhà cung cấp, nợ tiền công nhân viên, nợ thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả,…

Nợ ngắn hạn thường được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm.

Các khoản nợ ngắn hạn được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là loại nợ có thời hạn trên 12 tháng.

Các loại nợ ngắn hạn

Các khoản vay ngắn hạn: đây là loại nợ ngắn hạn phổ biến nhất. Các khoản vay này là các khoản mà doanh nghiệp đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Các khoản phải trả: là các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận từ người bán, nhà cung cấp nhưng chưa được thanh toán.

Thương phiếu: là một công cụ ngắn hạn không có đảm bảo do doanh nghiệp phát hành, thường để tài trợ cho các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn như bảng lương. Thương phiếu có kỳ hạn không quá 90 ngày.

Phải trả người lao động: là số nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động, gồm các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.

Thuế: nếu một doanh nghiệp nợ các khoản thuế hàng quý, chưa được thanh toán có thể được coi là một khoản nợ ngắn hạn.

Các khoản nợ ngắn hạn khác: là các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 12 tháng nhưng không đủ điều kiện để xác định riêng biệt trên các mục chính của báo cáo tài chính.

Những chỉ số tài chính liên quan đến nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Chỉ số thanh toán hiện hành
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán hiện hành phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp, chỉ số này quá cao có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tài sản lưu động còn thiếu hiệu quả.

Ngược lại, khi chỉ số này giảm có thể là một dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick or Acid-test ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh
=
Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản phải thu + Các khoản đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
 

Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu doanh nghiệp có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành.

Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)

Chỉ số thanh toán tiền mặt
=
Các khoản tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng (Net working capital)

Vốn lưu động ròng
=
Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động ròng là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng âm, nghĩa là tài sản lưu động của doanh nghiệp không đủ đáp ứng khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp đó có thể gặp khó khăn trong việc phát triển hoặc trả nợ cho các chủ nợ.