Pre-money & Post-money valuation là gì?

...

Pre-money và post-money valuation là hai thuật ngữ chỉ giá trị công ty trước và sau khi nhà đầu tư rót vốn vào.

Pre-money & Post-money valuation
💡
Pre-money valuation: còn được gọi là giá trị công ty trước khi được nhà đầu tư rót vốn, là giá trị ước tính của công ty không bao gồm các khoản tài trợ bên ngoài. Pre-money thể hiện giá trị của một công ty khởi nghiệp có thể có trước khi được nhận đầu tư.

Post-money valuation: là giá trị ước tính của công ty sau khi đã nhận tiền đầu tư.

Trước khi tiến hành gọi vốn, cần xác định giá trị pre-money của công ty là bao nhiêu, từ đó đưa ra mức đề xuất hợp lý để thuyết phục các nhà đầu tư xem xét.

Pre-money valuation: còn được gọi là giá trị công ty trước khi được nhà đầu tư rót vốn. Đây là giá trị ước tính của công ty không bao gồm các khoản tài trợ bên ngoài. Pre-money thể hiện giá trị của một công ty khởi nghiệp có thể có trước khi được nhận đầu tư.

Post-money valuation: là giá trị ước tính của công ty sau khi đã nhận tiền đầu tư.

Xác định giá trị pre-money và post-money

Mối quan hệ giữa pre-money và post-money valuation được thể hiện qua công thức sau:

Post-money valuation = Pre-money valuation + Investment amount
Giá trị sau khi nhận vốn = Giá trị trước khi nhận vốn + Số tiền đầu tư

Trước khi tiến hành gọi vốn, startup cần xác định được giá trị pre-money của công ty là bao nhiêu, từ đó đưa ra mức đề xuất hợp lý để thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn.

Ví dụ một startup xác định giá trị pre-money của công ty là 5 tỷ đồng và muốn huy động thêm 2 tỷ từ các nhà đầu tư. Giá trị post-money valuation trong trường hợp này sẽ là 7 tỷ (5 tỷ pre-money valuation cộng thêm 2 tỷ huy động thêm). Với việc đầu tư 2 tỷ đồng vào công ty, nhà đầu tư sẽ có tỷ lệ sở hữu như sau:

Tỷ lệ sở hữu = Investment amount / Post-money valuation = 2 tỷ / 7 tỷ = 28,57%

Như vậy sau khi định giá, startup sẽ tiến hành gọi vốn với lời đề nghị khoản đầu tư 2 tỷ đổi lấy quyền sở hữu 28,57% công ty. Trong suốt quá trình đàm phán, giá trị này có thể được điều chỉnh theo lời đề nghị của các bên cho đến khi có sự thống nhất.

Ví dụ thực tế

Trong thương vụ ống hút cỏ Green Joy Straw trên Shark Tank Việt Nam. Founder Nguyên Võ đã đề nghị gọi vốn với 2 tỷ đổi lấy 20% cổ phần. Với lời đề nghị này, Green Joy Straw đã tự định giá công ty với định giá post-money tương đương 10 tỷ đồng, định giá pre-money tương đương 8 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đó mặc dù đã được cả 3 Shark đề nghị đầu tư với tỷ lệ cổ phần như mong muốn, nhưng founder Nguyên Võ đã đưa ra đề nghị 4 tỷ đổi lấy 40% cổ phần để có sự chung tay của cả Shark Bình và Shark Liên. Với đề nghị này, founder đã định giá pre-money của công ty xuống còn 6 tỷ đồng thay vì 8 tỷ như trước.

Giả sử, founder vẫn muốn huy động thêm 4 tỷ từ hai Shark và giữ nguyên mức định giá pre-money, thì tỷ lệ sở hữu sẽ được tính lại như sau:

Post-money valuation = Pre-money valuation + Investment amount = 8 tỷ + 4 tỷ = 12 tỷ đồng.

Tỷ lệ sở hữu phần vốn gọi thêm = 4 tỷ / 12 tỷ = 33,33%.