Tính thanh khoản là gì?

...

Tính thanh khoản (liquidity) là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản.

Tính thanh khoản
💡
Tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất (gần như 100%), vì chúng có thể dùng làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch.

Các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản có tính thanh khoản thấp hơn.

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty thường được liệt kê từ giá trị thanh khoản cao nhất đến thấp nhất.

Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản (liquidity) là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.

Tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất (gần như 100%), vì chúng có thể dùng làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch.

Các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản có tính thanh khoản thấp hơn.

Các chỉ số đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty thường được liệt kê từ giá trị thanh khoản cao nhất đến thấp nhất. Do đó, tiền mặt luôn được liệt kê ở đầu phần tài sản, trong khi các loại tài sản khác, chẳng hạn như nhà máy, máy móc thiết bị được liệt kê cuối cùng.

Trong tài chính và kế toán, khái niệm về khả năng thanh khoản là khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của công ty. Các thước đo thanh khoản phổ biến nhất là:

Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)

Chỉ số thanh toán tiền mặt

=

Các khoản tiền và tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick or Acid-test ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh

=

Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản phải thu + Các khoản đầu tư ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu doanh nghiệp có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành.

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Chỉ số thanh toán hiện hành

=

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán hiện hành phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp, chỉ số này quá cao có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tài sản lưu động còn thiếu hiệu quả.

Ngược lại, khi chỉ số này giảm có thể là một dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng (Net working capital)

Vốn lưu động ròng

=

Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động ròng là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng âm, nghĩa là tài sản lưu động của doanh nghiệp không đủ đáp ứng khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp đó có thể gặp khó khăn trong việc phát triển hoặc trả nợ cho các chủ nợ.