Vòng gọi vốn là gì?

...

Gọi vốn là hình thức huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Việc gọi vốn của startup diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau được gọi là “vòng gọi vốn”.

Vòng gọi vốn
💡
Thông thường, một startup sẽ trải qua những vòng gọi vốn sau đây: pre-seed round (vòng tiền hạt giống), seed round (vòng hạt giống), vòng series A, vòng series B, vòng series C.

Ở giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống, tiền vốn thường là các founder tự bỏ ra hoặc huy động từ người thân, bạn bè hoặc các nhà đầu tư thiên thần.

Từ vòng gọi vốn series A trở đi, startup có thể nhận được thêm vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hay các quỹ đầu tư lớn.

Gọi vốn là hình thức huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Việc gọi vốn của startup diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau được gọi là “vòng gọi vốn”.

Thông thường, một startup sẽ trải qua những vòng gọi vốn sau đây:

  • Pre-seed Round – Vòng tiền hạt giống;
  • Seed Round – Vòng hạt giống;
  • Vòng series A;
  • Vòng series B;
  • Vòng series C.

Các vòng gọi vốn

Vòng tiền hạt giống - Pre-seed Round

Còn được gọi là giai đoạn tự gây quỹ, đây là giai đoạn huy động vốn đầu tiên của startup. Ở giai đoạn này, các founder thường tự bỏ vốn ra hoặc huy động từ người thân, bạn bè hoặc các nhà đầu tư thiên thần.

Vòng hạt giống - Seed Round

Ở giai đoạn này, các startup đã có sản phẩm mẫu hoặc đã bắt đầu có đơn hàng. Lúc này startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Tham gia vào vòng gọi vốn này thường là nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ (Micro Venture Capital), và quỹ tăng tốc (Accelerator Capital).

Tiền từ giai đoạn hạt giống được sử dụng cho mục đích hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc định hình sản phẩm và khách hàng mục tiêu.

Vòng gọi vốn series A

Series A diễn ra khi startup bắt đầu tăng trưởng nhanh và mở rộng hoạt động. Lúc này mô hình kinh doanh của startup đã chứng minh được tính hiệu quả, các founder đã hình thành một kế hoạch kinh doanh cụ thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Số vốn huy động được từ vòng này sẽ được sử dụng để tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Vòng series A thường có sự tham gia của các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần. Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vòng này là các công ty tư nhân, công ty gia đình, quỹ phòng hộ (Hedge Fund).

Vòng gọi vốn series B

Tại thời điểm này, startup đã phát triển hơn, có lượng khách hàng lớn và đang tìm kiếm sự tham gia ở cấp độ các quỹ đầu tư lớn. Mục đích của vòng gọi vốn này chính là để phát triển quy mô doanh nghiệp bằng cách mở rộng đội ngũ, cải thiện cơ sở hạ tầng, và thâm nhập vào các thị trường mới.

Vòng gọi vốn series C

Series C đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong các vòng gọi vốn của startup. Lúc này, giá trị của startup có thể đạt trên 100 triệu USD, và số vốn có thể gọi đến 50 triệu USD hoặc thậm chí 1 tỷ USD.

Ở vòng gọi vốn series C, startup sẽ làm việc với các nhà đầu tư lớn nhất. Đây cũng là vòng gọi vốn khó khăn nhất bởi nhà đầu tư sẽ có nhiều yêu cầu hơn, đồng thời quy trình cũng sẽ chặt chẽ hơn so với các vòng trước.

Vốn ở vòng này được góp dưới dạng các khoản vay chuyển đổi (convertible notes) hoặc cổ phiếu ưu đãi. Vì thế, khi ở vòng này, các founder buộc phải chấp nhận rủi ro giảm tỷ lệ sở hữu nếu các khoản tài trợ này được chuyển đổi sang cổ phần.