Xếp hạng tín nhiệm là gì?

...

Xếp hạng tín nhiệm được hiểu là sự đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ nói chung, hoặc đối với một khoản nợ cụ thể.

Xếp hạng tín nhiệm
💡
Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên phân tích các yếu tố liên quan đến các chỉ số tài chính, lịch sử kinh doanh, lịch sử vay và trả nợ...

Có hai hình thức xếp hạng tín nhiệm: xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (hay tổ chức phát hành) và xếp hạng tín nhiệm các công cụ nợ như trái phiếu hoặc một khoản vay cụ thể.

Xếp hạng tín nhiệm được thực hiện bởi các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

Mỗi tổ chức xếp hạng xây dựng riêng cho mình một hệ thống bậc xếp hạng theo dạng thang từ trên xuống. Các thang này được trình bày theo thứ tự bảng chữ cái, với AAA là xếp hạng cao nhất.

Xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating) được hiểu là sự đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ nói chung, hoặc đối với một khoản nợ cụ thể. Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên phân tích các yếu tố liên quan đến các chỉ số tài chính, lịch sử kinh doanh, lịch sử vay và trả nợ...

Xếp hạng tín nhiệm được thực hiện bởi các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

Phân loại

Có hai hình thức xếp hạng tín nhiệm: xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (hay tổ chức phát hành) và xếp hạng tín nhiệm các công cụ nợ như trái phiếu hoặc một khoản vay cụ thể.

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm

Mỗi tổ chức xếp hạng xây dựng riêng cho mình một hệ thống bậc xếp hạng theo dạng thang từ trên xuống. Các thang này được trình bày theo thứ tự bảng chữ cái, với AAA là xếp hạng cao nhất. Doanh nghiệp được đánh giá “AAA” có khả năng rất cao trong việc thanh toán các khoản nợ. Ngược lại, C (hoặc D) là xếp hạng thấp nhất tương ứng với mức rủi ro vỡ nợ cao nhất.

Hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm còn được phân thành “thang ngắn hạn” và “thang dài hạn”, đánh giá về khả năng doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ trong ngắn hoặc dài hạn.

Các xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn và dài hạn có mối tương quan mật thiết với nhau: nếu xếp hạng tín nhiệm dài hạn bị hạ bậc, thì xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cũng có thể bị hạ bậc tương ứng.

Các bước thực hiện xếp hạng tín nhiệm

Một quy trình đánh giá tín nhiệm gồm 8 bước cơ bản sau:

Bước 1: Các bên đàm phán và ký kết hợp đồng

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh của tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ có trách nhiệm liên hệ, thực hiện đàm phán và ký hợp đồng chính thức.

Bước 2. Thành lập nhóm phân tích và Hội đồng xếp hạng

Mỗi hợp đồng cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sẽ có nhóm chuyên viên phân tích và Hội đồng xếp hạng riêng biệt. Nhóm phân tích sẽ chủ động liên hệ và làm việc với khách hàng. Trưởng nhóm phân tích có trách nhiệm điều hành công việc chung và phân công nhiệm vụ cho từng chuyên viên phân tích nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Bước 3. Thu thập thông tin

Nhóm phân tích sẽ liên hệ, gặp mặt trực tiếp và trao đổi với ban lãnh đạo doanh nghiệp để thu thập các thông tin có liên quan đến việc xếp hạng. Những thông tin này bao gồm: thông tin tài chính, kết quả kinh doanh, báo cáo rủi ro, v.v. Loại thông tin cần cung cấp có thể không giống nhau, tùy thuộc vào đặc thù từng ngành hoặc thị trường.

Bước 4. Phân tích, đánh giá và đề xuất mức xếp hạng

Nhóm phân tích tiến hành phân loại và đánh giá những rủi ro kinh doanh cũng như rủi ro tài chính của doanh nghiệp dựa trên thông tin đã thu thập được. Các đánh giá này được tiến hành theo khung “phương pháp xếp hạng tín nhiệm” đã được xây dựng từ trước.

Bước 5. Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tiến hành họp và đưa ra kết quả.

Dựa trên khuyến nghị của nhóm phân tích, Hội đồng xếp hạng sẽ họp và đánh giá để đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số.

Bước 6. Thông báo cho khách hàng.

Sau khi được Hội đồng thông qua, bản dự thảo “báo cáo xếp hạng” sẽ được gửi đến cho khách hàng.

Bước 7. Công bố thông tin.

Nếu hợp đồng với khách hàng không ràng buộc về bảo mật kết quả xếp hạng, kết quả xếp hạng sẽ được công bố trên trang chủ của tổ chức xếp hạng trong vòng 24 giờ sau khi có quyết định chính thức về kết quả xếp hạng tín nhiệm.

Bước 8. Theo dõi và cập nhật.

Kể từ thời điểm công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu, các chuyên viên phân tích và Hội đồng xếp hạng có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật, giám sát kết quả xếp hạng theo định kỳ (ít nhất một lần mỗi năm), đặc biệt là khi có sự kiện bất thường phát sinh ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng.